Tạo dựng mối quan hệ không đơn giản chỉ là việc làm đầy quyển sổ danh thiếp. 6 bí quyết sau sẽ giúp bạn xây dựng được những mối quan hệ tích cực và bền vững.
1. Đừng nói nhảm
1. Đừng nói nhảm
Hãy chuẩn bị điều muốn nói, và nói với niềm đam mê. Hãy chắc rằng bạn có điều gì đáng nói trước khi nói, và hãy thể hiện điều này một cách thành thật. Trong một cuộc gặp mặt ngắn ngủi, nên dành thời gian cho một số ít người và tạo được đôi ba cuộc đối thoại có ý nghĩa sẽ tốt hơn nhiều so với việc lia mắt khắp nơi và khiến cho người đối diện không còn tôn trọng mình nữa.
2. Đừng tận dụng các kênh ngồi lê đôi mách
Dĩ nhiên đồn thổi thì rất dễ: có nhiều người luôn sẵn sàng thu nhận tất cả những thông tin này. Nhưng cách loan tin kiểu này không giúp ích cho bạn về lâu dài. Sau cùng thì nguồn suối thông tin của bạn sẽ cạn khô vì ngày càng có nhiều người nhận ra rằng bạn không đáng tin cậy. Điều đó sẽ làm tổn hại các mối quan hệ mà bạn đã dày công tạo dựng.
3. Hãy thể hiện và đóng góp giá trị của bạn
Ai là người độc chiếm thế giới Internet hiện nay? Các blogger. Những kẻ nghiện web này tự do lập trang web hay các trang tin tức online để cung cấp thông tin, đường dẫn hay, hoặc đơn giản chỉ là kết nối với cộng đồng những người cùng sở thích. Họ làm việc này không công, và đổi lại họ được nhiều người tôn sùng đi theo, và những người này, đến lượt họ cũng đóng góp bù lại cho những gì họ đã nhận được. Giống như một cái vòng khéo kín. Khi tạo dựng mạng lưới các mối quan hệ, cũng như trong thế giới blog, giá trị của bạn được đánh giá trên những nội dung bạn đóng góp.
4. Đừng đối xử tệ với những người dưới quyền
Rồi sẽ có ngày những người dưới quyền bạn trở thành sếp của bạn. Trong kinh doanh, tình trạng “cá lớn nuốt cá bé” thường không kéo dài. Để tạo dựng và duy trì được các mối quan hệ tích cực, bạn phải đối xử tôn trọng đối với cả người trên và người dưới mình.
Michael Ovitz là một người đại diện cho các ngôi sao điện ảnh Hollywood nổi tiếng, được mệnh danh là bậc thầy tạo dựng mối quan hệ. Một bài báo không mấy thiện cảm đăng gần đây trên tạp chí Vanity đã trích dẫn nhiều người khác nhau, cả giấu tên lẫn công khai, chỉ trích thẳng thừng Ovitz, một minh chứng rằng sự nghiệp lẫy lừng rồi cũng có lúc thảm hại. Người ta tự hỏi chuyện gì đã xảy ra với ông ấy? Ovitz có những kỹ năng giao tiếp rất khéo, nhưng ông lại sử dụng chúng một cách gian xảo. Những người nào ông không còn cần đến nữa bị ông đối xử một cách lạnh lùng, hay tệ hơn. Sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu những người này tỏ ra vui mừng, hoặc thậm chí có thể đã đóng góp vào sự thất bại của ông.
5. Thể hiện sự minh bạch
“Tôi có sao để vậy” là một câu nói cửa miệng của nhân vật hoạt hình Popeye. Trong thời đại thông tin, sự minh bạch được xem là một tính cách đáng quý và đáng trân trọng - cho dù là minh bạch về dự định của mình, lượng thông tin bạn chia sẻ, hay minh bạch về những gì bạn khâm phục. Người ta thường dùng niềm tin đáp lại niềm tin.
Tại một cuộc hội thảo, nếu tình cờ gặp một người mà bạn vẫn hằng mong muốn được gặp gỡ, bạn không cần phải che giấu sự hào hứng của mình. “Thật vinh hạnh cho tôi cuối cùng cũng được gặp bạn. Tôi đã ngưỡng mộ công việc của bạn từ lâu và tôi nghĩ nếu chúng ta có thể gặp nhau thì sẽ giúp được cho nhau rất nhiều”. Hãy nhớ rằng, những mưu mẹo có thể phù hợp trong một quán bar, nhưng thật không xứng đáng khi bạn muốn xây dựng mối quan hệ sâu sắc hơn, có ý nghĩa hơn.
6. Đừng quá tham lam
Không gì tệ hơn khi phải nhận dạng email gửi hàng loạt cho rất nhiều người cùng lúc. Tạo dựng mối quan hệ với mọi người không phải chỉ đơn giản là càng nhiều càng tốt. Hãy tạo nên những mối liên hệ thật sự mà bạn có thể tin tưởng, hợp tác và nhờ cậy sau này.
Nếu không thể biến những mối quan hệ sơ giao thành bạn bè thân thiết, tốt hơn hết bạn nên chuyển sang làm việc với những người không quan tâm đến bạn. Bởi vì cảm giác bị ghét bỏ sẽ giết chết những nỗ lực kết giao trước khi nó hình thành. Ngược lại, sự quý mến chính là nguồn lực tích cực hiệu quả nhất trong làm ăn kinh doanh.
Đọc Thêm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét