MENU BAR

11/3/20

Cách cứu cây trồng khi bị ngập úng

Trong lúc chăm sóc cho cây trồng, chúng ta thường dễ mắc sai lầm là tưới quá nhiều nước. Tình trạng này thường xảy ra đối với cây trồng trong chậu, vì nước đọng lại bên trong không thoát ra ngoài được., dẫn đến là cây có thể bị ngập úng và chết nếu tưới nước quá nhiều, nhưng điều may mắn là bạn có thể cứu được cây bị úng trước khi quá muộn bằng cách làm khô rễ cây.

1. Nhận biết cây bị ngập úng


Kiểm tra xem lá cây có màu xanh nhạt hoặc vàng không. Khi bị úng nước, màu sắc của lá sẽ thay đổi. Hãy quan sát xem lá cây có bị mất màu xanh, trở nên nhợt nhạt hoặc vàng không. Nếu để ý sẽ thấy các mảng màu vàng loang lổ trên lá ( do quá trình quang hợp không diễn ra bình thường khi bị úng. Như vậy nghĩa là cây không thể lấy được chất dinh dưỡng)




Nếu cây không phát triển hoặc xuất hiện các đốm nâu, có hiện tượng bị ngập nước nên rễ cây không thể cung cấp nước cho các bộ phận bên trên của cây kéo theo cây cũng không thể lấy được chất dinh dưỡng trong đất nên cây sẽ héo úa và chết. Vì thường xuyên tưới nước mà cây vẫn chết dần, thì thủ phạm ở đây là do tưới thừa nước.



Tìm xem có mốc hoặc rêu tại gốc cây hoặc trên mặt đất không. Khi có quá nhiều nước trong chậu cây, bạn có thể nhìn thấy đám rêu màu xanh hoặc mốc trắng mỏng màu trắng hoặc đen xuất hiện trên mặt đất hay ở gốc cây. 

Ngửi xem có mùi khó chịu của mốc không. Nếu nước đọng trong đất quá lâu, rễ sẽ bắt đầu thối rữa và sẽ bốc mùi.
Nếu rễ cây mới bắt đầu bị thối rữa hoặc nếu rễ ở quá sâu dưới đất, có thể sẽ không phát hiện được mùi thối rữa.



Kiểm tra các lỗ thoát nước ở đáy chậu cây. Nếu chậu trồng cây không có lỗ thoát nước dưới đáy, khả năng cao là cây đang bị úng nước vì nước bị đọng lại dưới đáy chậu. Nên lấy cây ra khỏi chậu để kiểm tra xem rễ có bị thối không. Sau đó, có thể đục lỗ dưới đáy chậu hoặc chuyển cây sang chậu khác có lỗ thoát nước. Nếu chậu cây làm bằng gốm hoặc đất sét, thì không nên cố đục lỗ, vì có thể bị vỡ hoặc hư hỏng.



2. Làm khô rễ cây

Ngừng tưới nước trong khi chờ cây khô. Hãy ngừng tưới cây nếu cây đang bị úng, bằng không thì vấn đề sẽ càng tồi tệ. Đừng tưới thêm nước vào chậu nếu bạn chưa chắc chắn là rễ và đất đã khô.

Đem cây vào bóng râm để bảo vệ lá trên ngọn cây. Khi bị úng nước, cây sẽ khó vận chuyển nước lên các lá trên cao. Điều này nghĩa là ngọn cây dễ bị khô kiệt nếu bạn đặt cây dưới nắng mặt trời. Chuyển cây trở lại vị trí có nắng khi tình trạng đã ổn định.



Gõ vào thành chậu cây để đất long khỏi rễ cây. Dùng tay gõ nhẹ vào thành chậu nhiều lần ở các phía khác nhau để đất long ra khỏi rễ cây. Điều này có thể tạo ra các khoảng trống giúp cho rễ cây khô.
Ngoài ra, động tác gõ vào thành chậu sẽ giúp bạn lấy cây ra khỏi chậu dễ hơn.

Dùng tay bóc lớp đất cũ để quan sát bộ rễ. Nhẹ tay bóp vỡ lớp đất cho rời ra khỏi rễ cây. Vứt bỏ đất nếu bạn thấy có dấu hiệu mốc hoặc rêu vì nó sẽ làm ô nhiễm cây nếu bạn sử dụng lại. Tương tự, bạn cũng cần vứt bỏ đất nếu thấy có mùi thối rữa, vì rất có thể trong đó có chứa rễ thối. Tốt nhất là bạn nên dùng đất trồng cây mới để đảm bảo an toàn.



Dùng kéo tỉa cây, bỏ những phần rễ mục màu nâu, chừa lại phần rễ khỏe mạnh. Rễ cây khỏe mạnh sẽ có màu trắng và rắn chắc, trong khi rễ mục sẽ mềm và có màu nâu hoặc đen.
Nếu hầu như toàn bộ rễ cây đã mục, có lẽ bạn không thể cứu được cây. Tuy nhiên, bạn có thể thử cắt tỉa rễ đến sát gốc và trồng lại xem sao.



Cắt bỏ các lá và cành chết. Cắt các cành lá màu nâu và khô trước. Nếu đã cắt bỏ nhiều rễ, bạn cũng cần cắt bớt một số phần khỏe mạnh của cây.
Nếu không chắc cần phải cắt tỉa cây bao nhiêu là đủ, bạn cứ bỏ đi số cành lá tương đương với số rễ bị cắt bỏ.



3. Trồng lại cây vào chậu



Chuyển cây vào chậu có các lỗ thoát nước và khay hứng nước. Điều này sẽ ngăn ngừa nước đọng lại xung quanh bộ rễ và làm thối rễ. 
Một số chậu trồng cây có gắn khay hứng nước. Nếu là vậy, bạn nên kiểm tra các lỗ thoát nước, vì khay này không tháo ra được.
Nếu chậu cây đang dùng có lỗ thoát nước, bạn có thể trồng cây trở lại chậu cũ. Tuy nhiên, cần rửa sạch chậu cây bằng xà phòng nhẹ dịu để loại bỏ các bộ phận thối rữa của cây, nấm mốc và rêu.

Lót một lớp phủ dày 2,5- 5 cm dưới đáy chậu có lỗ thoát nước, đừng nén chặt. Tuy không bắt buộc, nhưng lớp phủ lót dưới đáy chậu sẽ giúp ngăn ngừa ngập úng. 



Chỉ tưới cây khi bạn sờ vào thấy lớp đất bề mặt đã khô. Tưới nước để làm ẩm đất sau khi trồng cây vào chậu. Sau lần tưới đầu tiên, bạn cần kiểm tra đất trước khi tưới cây lần tiếp theo để đảm bảo đất đã khô, tức là cây đang cần nước. Tưới cây vào buổi sáng là tốt nhất, vì ánh nắng mặt trời sẽ giúp cho cây khô nhanh hơn.


------------------------------------------------------------------------------------------------------------

CÔNG TY TNHH NGOẠI THẤT ĐÔNG DƯƠNG

Số : 177D Tam Bình - Tam Phú - Thủ Đức - Tp.HCM
Văn phòng: 21/9 đường số 17, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, TP.HCM
Tel : 84-8-37260813 - Ms. Thương: 0935.335.426