MENU BAR

10/12/16

7 chiến lược tư duy sáng tạo của các thiên tài

Điểm chung của những thiên tài sáng tạo là “nhận ra những điều mà người khác không nhận thấy” và “nghĩ đến những điều mà người khác không nghĩ tới”. 7 chiến lược tư duy sáng tạo sau đây sẽ giúp bạn đưa ra được những ý tưởng đột phá và giải pháp sáng tạo - những ý tưởng mà bạn không thể có theo lối tư duy thông thường.
Chiến lược 1: Tư duy mạch lạc
 

7 chiến lược tư duy sáng tạo của các thiên tài


Các thiên tài sáng tạo tư duy mạch lạc và linh hoạt. Tư duy mạch lạc nghĩa là tạo ra một lượng lớn những ý tưởng và tư duy linh hoạt là tư duy vượt lên trên bản chất thông thường, ước lệ của sự vật. 
Thiên tài sáng tạo là những người tư duy mạch lạc do họ đi theo quá trình rèn luyện sau. Họ:

• Không vội vàng nhận xét khi tìm kiếm ý tưởng.
• Tạo ra càng nhiều ý tưởng càng tốt.
• Lập danh sách những ý tưởng khi chúng xuất hiện và giữ tài liệu ghi chép
• Liên tục xây dựng hoặc phát triển ý tưởng của mình.
• Cho phép tiềm thức tạo ra ý tưởng bằng cách ấp ủ trong mình suy nghĩ về đối tượng.

Chiến lược 2: Tạo ra những kết hợp mới mẻ

Giống như một đứa trẻ rất thông minh với vô số khối xếp hình Lego, một thiên tài luôn kết hợp và tái kết hợp các ý tưởng, hình ảnh và các suy nghĩ khác nhau. 

Những cách kết hợp mới mang lại cho bạn những phương thức khác nhau để tập trung chú ý và cảm nhận bất cứ điều gì bạn quan tâm. Chính những con đường khác nhau để tập trung chú ý và giải thích điều bạn tập trung vào sẽ mang tới cho bạn sự sáng suốt, các ý tưởng mới và các giải pháp sáng tạo.

Chiến lược 3: Kết nối những ý tưởng rời rạc

Chính khả năng kết nối những sự vật, hiện tượng rời rạc cho phép các thiên tài sáng tạo nhận ra những mối liên hệ mà người khác không thể thấy. James Watt không phải là người đầu tiên thấy hơi nước thoát ra từ ấm trà nhưng ông là người đầu tiên kết hợp hơi nước với vận tải để tạo ra động cơ hơi nước áp suất lớn. 

Tương tự như vậy, bạn có thể thay đổi lối suy nghĩ của mình bằng cách liên hệ vấn đề của mình với những điều tưởng chừng không có liên quan. Cách tư duy này sẽ bất ngờ bắt kịp được quá trình xử lý của bộ não và sẽ thay đổi quan điểm của bạn về đề tài đang quan tâm để tạo ra những ý tưởng sáng tạo mới lạ và khó đoán biết.

Chiến lược 4: Nhìn vào mặt khác của vấn đề

Khi giải quyết một vấn đề, người ta thường định ra ranh giới nhằm giới hạn vấn đề và trong ranh giới đó, người ta suy nghĩ theo những lối thông thường để tìm ra giải pháp cho vấn đề. Tuy nhiên, những ranh giới này thường chỉ là tưởng tượng trong khi biện pháp giải quyết không phải lúc nào cũng nằm trong ranh giới đó.
Sự đảo ngược sẽ phá vỡ lối tư duy thông thường của bạn và kích thích lối tư duy mới. Nó cho phép thông tin có thể tự do kết hợp với nhau theo những cách mới mẻ để tạo ra những ý tưởng sáng tạo.

Chiến lược 5: Kiếm tìm trong những thế giới khác

Thiên tài sáng tạo có đôi mắt khác thường để thấy được những dấu hiệu và sự tương đồng của hai vật trong hai thế giới khác nhau. Thiên tài cũng chứng minh được khả năng khám phá những điểm khác biệt tương đồng giữa các đối tượng trong các thế giới khác nhau.

Giống như một tia sáng nhảy qua một khoảng cách, ý tưởng trong một thế giới có thể được sử dụng để tạo ra ý tưởng hay một giải pháp sáng tạo mới cho vấn đề của một thế giới khác. Ví dụ như câu chuyện về Newton, ông đã hiểu được một trật tự thống nhất của hai thế giới dường như không có bất kỳ mối liên hệ nào - quả táo rơi và quỹ đạo mặt trăng.  

Chiến lược 6: Tìm thấy cái bạn không định tìm kiếm

Nguyên tắc đầu tiên của sáng tạo là sự ngẫu nhiên. Việc những sự kiện không mong đợi xuất hiện tạo điều kiện cho các phát minh sáng tạo có cơ hội phát triển không khác gì mấy so với khi: bỗng dưng chiếc ô tô của chúng ta bị hỏng và bắt buộc chúng ta phải nghỉ lại ở một thị trấn xa lạ nhưng thú vị. 

Khi tìm thấy điều gì thú vị, hãy dừng tất cả mọi việc khác và nghiên cứu nó. Rất nhiều người đã bỏ lỡ khi cơ hội tìm đến bởi họ phải thực hiện theo kế hoạch dự trính trước. Thiên tài sáng tạo không chờ đợi cơ hội, thay vào đó, họ chủ động tìm kiếm những khám phá bất ngờ.

Chiến lược 7: Đánh thức tinh thần hợp tác

Điều đáng chú ý là tập hợp trí tuệ của một nhóm người luôn rộng lớn hơn là trí tuệ của một cá nhân. 
Quá trình kích não, đánh thức tinh thần hợp tác chính là nhằm tạo ra một môi trường tự do và thoải mái, có thể khuyến khích những ý kiến và suy nghĩ giàu tính tưởng tượng và tính sáng tạo. Cách thức mà mọi người giữ lại cá tính của họ khi kết hợp với những nỗ lực và tài năng của họ đóng vai trò quyết định tới sự hợp tác sáng tạo. 

Dù bạn đang làm việc trong lĩnh vực nào đi nữa, 7 chiến lược tư duy này sẽ làm thay đổi cách tư duy của bạn. Mỗi chiến lược bao gồm nhiều kỹ thuật thực hành đặc biệt sẽ được chia sẻ chi tiết trong những phần tiếp theo của bài viết này. 

Đọc Thêm:
8 cách xử sự tích cực với những người hay than vãn
Thói quen giúp học tập hiệu quả
7 dấu hiệu cho thấy bạn từ bỏ ước mơ
6 khoản “ký gửi” để tạo dựng mối quan hệ bền vững
5 định luật đơn giản để đạt mục tiêu mong muốn
7 chiến lược tư duy sáng tạo của các thiên tài
8 loại sức mạnh giúp bạn có tất cả mọi thứ

10 trở ngại trong thuyết phục, đàm phán

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét