1. Phân loại các khoản chi và theo dõi việc chi tiêu của bạn
Một cách dễ dàng để kiềm chế những thói quen chi tiêu là chia các khoản chi của bạn thành từng loại. Garrett Gunderson, CEO của WealthFactory.com gợi ý một bộ khung gồm 4 khoản chi: tiêu cực, tích cực, phòng ngừa và lối sống.
Theo Gunderson, các khoản chi tiêu cực liên quan tới: “các khoản phí thấu chi, sử dụng thẻ tín dụng để tiêu dùng, chi tiền cho các thói quen xấu hoặc các sản phẩm và dịch vụ bạn không sử dụng hoặc không góp thêm giá trị cho cuộc sống của bạn. Những hố sụt tài chính này không đem lại bất cứ lợi ích nào cho bạn”.
Các khoản chi tích cực là những khoản đem lại tiền bạc cho bạn, như tuyển một nhân viên lý tưởng hoặc là nhà đầu tư sớm vào một công ty hoặc sản phẩm sẽ trở thành nổi tiếng. Những khoản chi này cũng sẽ giúp nâng cao lợi ích chung của bạn như giáo dục, thực phẩm bổ dưỡng và các lớp tập fitness.
Các khoản chi phòng ngừa như sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm ô-tô cũng gắn liền với việc bảo vệ bản thân và gia đình bạn.
Cuối cùng, các khoản chi liên quan tới lối sống sẽ bao gồm những thứ thú vị trong cuộc sống như các kỳ nghỉ, công nghệ mới nhất và quần áo mới.
Với việc phân loại các khoản chi của mình, bạn có thể dễ dàng n
hận ra cách cắt giảm các khoản chi tiêu cực, tăng các khoản chi tích cực và phòng ngừa và chi tiền dè dặt cho các khoản liên quan tới lối sống. Nếu bạn đưa ra những lựa chọn đúng đắn đối với việc đặt ra các giới hạn đối với việc chi tiêu của mình, các khoản chi tích cực sẽ tự trả tiền cho chúng và sinh lời. Hãy đảm bảo theo dõi các khoản chi của bạn cẩn thận và có thói quen tốt (và các khoản tiết kiệm!) sẽ xuất hiện.
2. Tránh việc chi tiêu theo cảm xúc
Tất cả chúng ta đều có những ngày tâm trạng đi xuống và chúng ta hợp lý hóa rằng mình chắc chắn sẽ cảm thấy tốt hơn sau khi mua một đôi giày hoặc một vài thanh sô-cô-la.
Tuy nhiên, Kevin O’Leary của chương trình truyền hình thực tế Shark Tank của kênh ABC và tập đoàn tài chính O’Leary đã cảnh báo rằng: “Đừng đi mua sắm để thay đổi tâm trạng của mình. Nó có thể khiến bạn cảm thấy tốt hơn trước mắt, nhưng tin tôi đi: cảm giác thỏa mãn về lâu dài đối với các khoản tiết kiệm và gia tăng số tiền của bạn mạnh mẽ hơn sự thỏa mãn tạm thời của liệu pháp mua sắm rất nhiều”.
Thay vào đó, hãy cố gắng điều chỉnh cảm xúc bằng cách trò chuyện với bạn bè và gia đình, tập thể dục, xem một bộ phim tài liệu hoặc đọc sách báo. Bạn cũng có thể thực hiện cách đơn giản hơn, thử lên kế hoạch thường xuyên có những buổi chăm sóc bản thân bằng ngân sách chi tiêu cho lối sống. Ví dụ, lên kế hoạch đi massage ở một spa cao cấp hoặc nuông chiều bản thân bằng một bữa ăn thịnh soạn một tháng một lần thay vì ăn ngon mỗi khi bạn cảm thấy stress. Xây dựng những chiến lược đối phó tốt sẽ loại bỏ những thói quen chi tiêu xấu và giúp bạn tiết kiệm một cách nhanh chóng.
3. Lựa chọn và trả các khoản vay của bạn một cách có chiến lược
Các khoản vay có thể khiến bạn phát hoảng. Trước khi lo âu không biết làm thế nào để trả được các khoản vay cá nhân và khoản vay làm ăn khi trót vướng vào, hãy dành thời gian nghiên cứu các loại hình cho vay khác nhau. Trang Entrepreneur cung cấp hướng dẫn từng bước giúp bạn xử lý qui trình cho vay và cân nhắc những điểm cộng và trừ của nhiều khoản vay khác nhau.
Nếu bạn đã vướng vào các khoản nợ, Diana Ransom tới từ tạp chí Smart Money của tờ The Wall Street Journal đề xuất bạn nên ưu tiên trả các khoản vay có lãi suất cao nhất trước, rồi sau đó cân nhắc hợp nhất các khoản vay của bạn thành một gói dài hạn. Trả xong một khoản vay lớn sẽ cho phép bạn tránh lãng phí tiền bạc vào các chi phí dồn lại từ nhiều khoản vay nhỏ.
Trong trường hợp tồi tệ hơn, hãy gọi cho các chủ nợ của bạn và tìm kiếm sự giúp đỡ từ các tổ chức cứu nợ. Tìm ra chiến lược đúng đắn để trả hết các khoản nợ của bạn sẽ cho phép bạn tiết kiệm hàng ngàn đô la tiền lãi và có thể cả những chi phí pháp lý nữa. Dù các khoản vay của bạn liên quan tới công việc hay mang tính chất cá nhân, hãy thận trọng khi lên kế hoạch thoát nợ.
4. Đầu tư khôn ngoan
Neil McCarthy, một nhà hóa học đã kiếm được triệu đô đầu tiên chỉ bằng cách đầu tư vào thị trường cổ phiếu hồi những năm 1990. Paul Glandorf, một công nhân xây dựng kiêm thợ lắp đường ống nước đã nghiêm túc đầu tư vào quỹ hưu trí và giờ đang ung dung ngồi trên cả đống tiền. Bài học rõ ràng ở đây là: hiểu cách hoạt động của thị trường chứng khoán.
Sau khi đã nghiên cứu trước và nắm rõ về thị trường cổ phiếu, hãy bắt đầu tự mình theo dõi và thử đầu tư. Robinhood là một ứng dụng tuyệt vời cho phép bạn buôn bán cổ phiếu miễn phí và dễ theo dõi các công ty bạn đang quan tâm nhưng chưa có tiền để đầu tư.
Khi bạn đã hiểu rõ việc buôn bán, chuyên gia bán hàng Grant Cardone khuyên nên đa dạng hóa một cách cẩn thận và toàn tâm toàn ý với mục đích của mình. Trong một cuộc phỏng vấn với trang Entrepreneur, ông đã nói rằng: “Bạn nên tìm được một hoặc hai lĩnh vực mà mình hoàn toàn hiểu rõ, và không thể sụp đổ, rồi đầu tư tất vào đó. Đó là cách người ta trở nên giàu có. Mọi người không thể giàu lên bằng cách rón rén đầu tư 100 đô la một vào mọi lĩnh vực”. Với việc chi tiêu khôn ngoan vào thị trường chứng khoán, bạn có thể gia tăng các khoản đầu tư ban đầu của bạn một cách chiến lược và vững bước trên con đường trở thành một triệu phú.
Một cách dễ dàng để kiềm chế những thói quen chi tiêu là chia các khoản chi của bạn thành từng loại. Garrett Gunderson, CEO của WealthFactory.com gợi ý một bộ khung gồm 4 khoản chi: tiêu cực, tích cực, phòng ngừa và lối sống.
Đầu tư không ngoan |
Theo Gunderson, các khoản chi tiêu cực liên quan tới: “các khoản phí thấu chi, sử dụng thẻ tín dụng để tiêu dùng, chi tiền cho các thói quen xấu hoặc các sản phẩm và dịch vụ bạn không sử dụng hoặc không góp thêm giá trị cho cuộc sống của bạn. Những hố sụt tài chính này không đem lại bất cứ lợi ích nào cho bạn”.
Các khoản chi tích cực là những khoản đem lại tiền bạc cho bạn, như tuyển một nhân viên lý tưởng hoặc là nhà đầu tư sớm vào một công ty hoặc sản phẩm sẽ trở thành nổi tiếng. Những khoản chi này cũng sẽ giúp nâng cao lợi ích chung của bạn như giáo dục, thực phẩm bổ dưỡng và các lớp tập fitness.
Các khoản chi phòng ngừa như sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm ô-tô cũng gắn liền với việc bảo vệ bản thân và gia đình bạn.
Cuối cùng, các khoản chi liên quan tới lối sống sẽ bao gồm những thứ thú vị trong cuộc sống như các kỳ nghỉ, công nghệ mới nhất và quần áo mới.
Với việc phân loại các khoản chi của mình, bạn có thể dễ dàng n
2. Tránh việc chi tiêu theo cảm xúc
Tất cả chúng ta đều có những ngày tâm trạng đi xuống và chúng ta hợp lý hóa rằng mình chắc chắn sẽ cảm thấy tốt hơn sau khi mua một đôi giày hoặc một vài thanh sô-cô-la.
Tuy nhiên, Kevin O’Leary của chương trình truyền hình thực tế Shark Tank của kênh ABC và tập đoàn tài chính O’Leary đã cảnh báo rằng: “Đừng đi mua sắm để thay đổi tâm trạng của mình. Nó có thể khiến bạn cảm thấy tốt hơn trước mắt, nhưng tin tôi đi: cảm giác thỏa mãn về lâu dài đối với các khoản tiết kiệm và gia tăng số tiền của bạn mạnh mẽ hơn sự thỏa mãn tạm thời của liệu pháp mua sắm rất nhiều”.
Thay vào đó, hãy cố gắng điều chỉnh cảm xúc bằng cách trò chuyện với bạn bè và gia đình, tập thể dục, xem một bộ phim tài liệu hoặc đọc sách báo. Bạn cũng có thể thực hiện cách đơn giản hơn, thử lên kế hoạch thường xuyên có những buổi chăm sóc bản thân bằng ngân sách chi tiêu cho lối sống. Ví dụ, lên kế hoạch đi massage ở một spa cao cấp hoặc nuông chiều bản thân bằng một bữa ăn thịnh soạn một tháng một lần thay vì ăn ngon mỗi khi bạn cảm thấy stress. Xây dựng những chiến lược đối phó tốt sẽ loại bỏ những thói quen chi tiêu xấu và giúp bạn tiết kiệm một cách nhanh chóng.
3. Lựa chọn và trả các khoản vay của bạn một cách có chiến lược
Các khoản vay có thể khiến bạn phát hoảng. Trước khi lo âu không biết làm thế nào để trả được các khoản vay cá nhân và khoản vay làm ăn khi trót vướng vào, hãy dành thời gian nghiên cứu các loại hình cho vay khác nhau. Trang Entrepreneur cung cấp hướng dẫn từng bước giúp bạn xử lý qui trình cho vay và cân nhắc những điểm cộng và trừ của nhiều khoản vay khác nhau.
Nếu bạn đã vướng vào các khoản nợ, Diana Ransom tới từ tạp chí Smart Money của tờ The Wall Street Journal đề xuất bạn nên ưu tiên trả các khoản vay có lãi suất cao nhất trước, rồi sau đó cân nhắc hợp nhất các khoản vay của bạn thành một gói dài hạn. Trả xong một khoản vay lớn sẽ cho phép bạn tránh lãng phí tiền bạc vào các chi phí dồn lại từ nhiều khoản vay nhỏ.
Trong trường hợp tồi tệ hơn, hãy gọi cho các chủ nợ của bạn và tìm kiếm sự giúp đỡ từ các tổ chức cứu nợ. Tìm ra chiến lược đúng đắn để trả hết các khoản nợ của bạn sẽ cho phép bạn tiết kiệm hàng ngàn đô la tiền lãi và có thể cả những chi phí pháp lý nữa. Dù các khoản vay của bạn liên quan tới công việc hay mang tính chất cá nhân, hãy thận trọng khi lên kế hoạch thoát nợ.
4. Đầu tư khôn ngoan
Neil McCarthy, một nhà hóa học đã kiếm được triệu đô đầu tiên chỉ bằng cách đầu tư vào thị trường cổ phiếu hồi những năm 1990. Paul Glandorf, một công nhân xây dựng kiêm thợ lắp đường ống nước đã nghiêm túc đầu tư vào quỹ hưu trí và giờ đang ung dung ngồi trên cả đống tiền. Bài học rõ ràng ở đây là: hiểu cách hoạt động của thị trường chứng khoán.
Sau khi đã nghiên cứu trước và nắm rõ về thị trường cổ phiếu, hãy bắt đầu tự mình theo dõi và thử đầu tư. Robinhood là một ứng dụng tuyệt vời cho phép bạn buôn bán cổ phiếu miễn phí và dễ theo dõi các công ty bạn đang quan tâm nhưng chưa có tiền để đầu tư.
Khi bạn đã hiểu rõ việc buôn bán, chuyên gia bán hàng Grant Cardone khuyên nên đa dạng hóa một cách cẩn thận và toàn tâm toàn ý với mục đích của mình. Trong một cuộc phỏng vấn với trang Entrepreneur, ông đã nói rằng: “Bạn nên tìm được một hoặc hai lĩnh vực mà mình hoàn toàn hiểu rõ, và không thể sụp đổ, rồi đầu tư tất vào đó. Đó là cách người ta trở nên giàu có. Mọi người không thể giàu lên bằng cách rón rén đầu tư 100 đô la một vào mọi lĩnh vực”. Với việc chi tiêu khôn ngoan vào thị trường chứng khoán, bạn có thể gia tăng các khoản đầu tư ban đầu của bạn một cách chiến lược và vững bước trên con đường trở thành một triệu phú.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét