MENU BAR

21/2/17

Tin cực vui cho bệnh nhân ung thư cần xạ trị

Bệnh ung thư có thể được điều trị thành công với tỷ lệ cao hơn, thậm chí chữa khỏi hoàn toàn bằng cách áp dụng chế độ ngủ đông.
Con người sẽ có thể bước vào trạng thái ngủ đông.
Các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng rằng, việc cho phép cơ thể rơi vào trạng thái ngủ mê sẽ giúp bảo vệ đáng kể các ảnh hưởng độc hại của quá trình xạ trị, đồng thời cũng hạn chế các khối u phát triển.

Quá trình ngủ đông giống như loài gấu đang mở ra hướng đi mới cho các nghiên cứu điều trị ung thư.
Như vậy, phương pháp này sẽ cho phép bác sĩ ung thư sử dụng liều phóng xạ cao hơn để tiêu diệt các tế bào ung thư mà không cần lo lắng quá nhiều đến việc làm tổn hại sức khỏe bệnh nhân.

Các nhà khoa học Ý cho biết, phương pháp mới có thể được áp dụng trong một ngày không xa để giúp đỡ hàng triệu người mắc bệnh mà không điều trị được do những lo ngại về sức khỏe.

Quá trình này rất thành công ở chuột và các nhà khoa học đang lên kế hoạch để kiểm tra nó ở người nhằm đưa vào quy trình điều trị trong vòng 10 năm tới.

Giáo sư Marco Durante, từ Viện Vật lý hạt nhân quốc gia Italia, cho biết: "Khoảng 50% bệnh nhân ung thư đã mắc thêm một bệnh ung thư khác, đây là một số lượng khá lớn. Bạn không thể điều trị tất cả các di căn. Bạn không thể sử dụng phẫu thuật ở khắp mọi nơi để loại bỏ các bệnh ung thư hoặc làm bức xạ trong tất cả các phần bị ảnh hưởng của cơ thể, hoặc chúng ta sẽ giết chết bệnh nhân trong quá trình cố gắng để tiêu diệt ung thư. Nhưng nếu bạn có thể đặt bệnh nhân vào hôn mê tổng hợp (giống như ngủ đông) bạn có thể ngăn chặn ung thư phát triển. Nó cung cấp cho bạn nhiều thời gian hơn".
Ung thư đa di căn là nổi ám ảnh của nhiều người vì mức độ tổn thương cơ thể mà nó gây ra.
"Khi các bệnh nhân được đánh thức, họ đã được chữa khỏi hoàn toàn. Đó là tham vọng của chúng tôi" - Giáo sư Marco Durante cho biết.

Ý tưởng cơ bản được tính đến sau nhiều năm nghiên cứu trên động vật ngủ đông, và từ các báo cáo về những người vô tình bị rơi vào trạng thái đóng băng sâu mà vẫn sống sót.

Có nhiều trường hợp người bị nạn sống sót sau khi trải qua nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ bình thường trong một thời gian đáng kể nhưng vẫn có thể hồi phục với không có bất kỳ tổn thương nào.

Anna Bagenholm, một nhà khoa học phóng xạ người Thụy Điển đã rơi vào một hố băng hơn một giờ đồng hồ, khi đó nhiệt độ cơ thể của cô rơi xuống 13,7oC, mức thấp nhất từng được ghi lại đối với một người còn sống. Mặc dù có một số lượng nhỏ các tổn thương thần kinh nhưng cô đã hồi phục hoàn toàn và trở lại làm việc sau đó không lâu.

Trường hợp khác là Erika Nordby, em bé 13 tháng tuổi người Canada bị kẹt bên ngoài nhà khi chỉ mặc tã trong điều kiện nhiệt độ âm. Khi cô bé được tìm thấy, nhiệt độ bên ngoài là - 24oC và bác sĩ xác định là cô bé đã bị chết lâm sàng, hoàn toàn không có nhịp tim.

Nhưng kỳ diệu thay, sau khi được đặt dưới một tấm chăn ấm, cô bé trở lại bình thường mà không có dấu hiệu tổn thương nghiêm trọng. Bác sĩ của bé cho rằng, có thể cô bé đã ở trong một trạng thái giống như ngủ đông

Các nhà khoa học cho rằng, trong trạng thái nghỉ ngơi khả năng cơ thể sửa chữa các thiệt hại về DNA sẽ được cải thiện. Mục đích là làm cho bệnh nhân ung thư rơi vào sâu giấc ngủ bằng phương pháp làm mát trong khoảng một tuần và thời gian này sẽ đủ dài cho các bác sĩ tiêu diệt khối u của họ với phương pháp xạ trị.

Phát biểu tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội vì sự tiến bộ khoa học của Mỹ ở Boston, Giáo sư Durante cho biết: "Tôi rất tự tin rằng phương pháp này trở nên khả thi với con người. Chúng ta hiện có thể chữa khỏi khoảng 50% bệnh ung thư. Vấn đề là 50% còn lại. Nếu phương pháp này hoạt động, sẽ có rất nhiều bệnh nhân với nhiều di căn ung thư có hy vọng điều trị dứt điểm. Nó sẽ là bước tiến thực sự rất lớn ở tương lai phía trước".

Trong thời gian ngủ đông, một dạng của giấc ngủ sâu ở nhiệt độ lạnh, chức năng cơ thể như nhịp tim, hô hấp, trao đổi chất và hấp thu oxydiễn ra chậm. Ở cấp độ phân tử, hoạt động gen và tổng hợp protein được giảm đến một tốc độ cực chậm.

Giáo sư Peter Johnson, Bác sĩ trưởng chương trình Nghiên cứu Ung thư Anh, cho biết: "Những ảnh hưởng của một kỹ thuật giống như ngủ đông gây ra trên bệnh ung thư rất khó để dự đoán, có thể giúp hoặc cản trở các phương pháp điều trị. Chúng tôi sẽ cần phải thực hiện thêm một số thí nghiệm cẩn thận trong các mô hình phòng thí nghiệm trước khi kết luận liệu phương pháp này sẽ được an toàn và hiệu quả cho đại đa số chúng ta hay không".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét