MENU BAR

22/2/17

Số phận của Uber tại Việt Nam như thế nào?

Xuất hiện tại Việt Nam từ tháng 7/2014, Uber gây tranh cãi khá nhiều, cũng có ý kiến nên bỏ mô hình này vì đã gây ra nhiều “scandal”.

Tại Việt Nam, ngay từ thời điểm mới xuất hiện, Uber đã tạo nhiều thiện cảm cho người sử dụng vì tiện lợi, giá rẻ và hiện đại. Khi còn là Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ông Đinh La Thăng, Bí thư Thành ủy TP.HCM, rất ủng hộ hoạt động này.



Trên trang Uber, ông Karun, đại diện truyền thông của Uber tại Đông Nam Á và Ấn Độ, chia sẻ: "Bằng cách tăng tần suất sử dụng phương tiện, tài xế sẽ bớt phí phạm thời gian rảnh, có thể kiếm thêm thu nhập bằng cách đưa đón hành khách trong thành phố". Tuy nhiên, đánh giá của một chuyên gia kinh tế, đó chính là nhược điểm “to đùng” mà khách hàng cần đặc biệt chú ý. Bởi Uber không đăng ký hoạt động, không có bộ máy tổ chức nên không đảm bảo an toàn giao thông, không có trách nhiệm bảo hiểm cho người tham gia giao thông. Khi tai nạn xảy ra, khách là người thiệt thòi.
Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế, cho rằng kinh tế sẻ chia và thương mại điện tử xuyên biên giới là khái niệm mới, rất nhiều dự án khởi nghiệp trên thế giới đã thành công và các nước đã thu được thuế. Tại Việt Nam, khởi nghiệp ngành công nghệ thông tin về loại hình thương mại điện tử, kinh tế sẻ chia cũng đã bắt đầu phát triển, điều cần là chúng ta phải quản lý tốt, tạo cơ chế để họ tin tưởng đăng ký kinh doanh và thu được thuế. Quan điểm là không nên bóp chết, hãy để họ hoạt động và tạo cơ chế tốt thu thuế tốt. Điều đó có lợi cho Nhà nước, có lợi cho người dân tham gia kinh doanh.
TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng: "Xung quanh vấn đề Uber bị cấm và Grab được cho phép, tôi đã nghe có nhiều ý kiến khác nhau. Bộ Giao thông vận tải có thể yêu cầu Uber giải trình rõ đã được chấp thuận hoạt động ở bao nhiêu nước, để được chấp thuận Uber phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh gì?".
Còn quan điểm của ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ôtô Hà Nội: “Chúng ta cần đánh giá công bằng, Uber từ khi ra đời họ đã có đem lại nhiều dịch vụ tốt và lựa chọn tốt cho người sử dụng. Tuy nhiên, cũng có thông tin giờ cao điểm họ tăng tiền, từ chối khách hoặc không an toàn cho người đi đường. Uber chủ yếu là xe tư nhân, chạy lòng vòng khiến ách tắc giao thông tăng cao. Đây là hạn chế cần được cải thiện để nâng cao chất lượng".
Tháng 9/2016, Bộ Tài chính ban hành phương thức thu thuế dành riêng cho Uber. Do Uber không đủ điều kiện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, nên sẽ áp dụng phương pháp trực tiếp trên tổng doanh thu. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ được tính thuế giá trị gia tăng trên doanh thu được hưởng theo tỷ lệ, là 3%. Thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu được tính theo tỷ lệ 2%. Phần thuế phải nộp của các tài xế, công ty nộp theo tỷ lệ 3% đối với VAT, 1,5% với thuế thu nhập cá nhân trên doanh thu được hưởng.
Ông Hàng Bá Trí, CEO Công ty công nghệ Go-ixe, một trong những đơn vị đang cạnh tranh trực tiếp với Uber, cho rằng công ty ông chấp nhận thu phí rẻ hơn cước phí xe UberX trên những đoạn đường bình thường. “Họ chỉ phải đóng khoảng 5% thuế trong khi chúng tôi phải chịu 20-25% thuế. Số tiền không phải nộp thuế kia họ có thể dùng để quảng cáo rầm rộ hoặc giảm giá cước cho khách còn chúng tôi thì…”, ông Trí nói.
Ông Đặng Việt Dũng, CEO Uber cho rằng: "Chúng tôi bị áp lực từ các đối thủ cạnh tranh vì công nghệ đột phá của mình bị họ coi như là một mối 'đe dọa'. Mặt trái của áp lực cạnh tranh này là chúng tôi bị 'choáng ngợp' bởi sự ủng hộ từ phía khách hàng".

Trong một bài phát biểu gần đây, ông Tạ Long Hỷ, Tổng giám đốc Vinasun cho biết ông không phản đối, không đối đầu với Grab hay Uber tại Việt Nam, miễn là hoạt động đó hợp pháp. Tuy nhiên, ông Hỷ lại cho rằng, Grab và Uber cung cấp phần mềm kết nối sai đối tượng, hoạt động sai chức năng, giá cước có tính chiêu trò – coi thường Nhà nước và khách hàng BÁO TRI THỨC TRỰC TUYẾN (ZING)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét