MENU BAR

24/8/18

Thay đổi bản thân để thích ứng với quy luật

Ta không thể phá vỡ quy luật mà ta chỉ có thể thay đổi bản thân mình để thích ứng với quy luật mà thôi. Vì thế ta phải tìm hiểu và thấm nhuần các quy luật thự nhiên, quy luật xã hội. Một 

Một số quy luật thường gặp trong cuộc sống:

1.Luật cân bằng:

Đây là quy luật quan trọng nhất, nó chi phối tất cả các quy luật khác của cuộc sống. Quy luật này được phát biểu như sau: Nếu coi hạnh phúc trong cuộc đời một con người là những số dương, nếu coi đau khổ là những số âm. Thì tổng của tất cả hạnh phúc và đau khổ trong toàn bộ cuộc đời của một con người (của bất cứ ai) là bằng không.


Thay đổi bản thân để thích ứng với quy luật

2.Luật tuần hoàn:

Diễn giải nôm na, luật tuần hoàn được phát biểu như sau: cuộc đời của một con người là môt chuỗi tuần hoàn gồm những giai đoạn hạnh phúc và đau khổ kế tiếp nhau. Hết giai đoạn đau khổ thì đến giai đoạn hạnh phúc. Sau đó lại đến một giai đoạn đau khổ mới và một giai đoạn hanh phúc mới. Như vậy, theo quy luật này không ai là hạnh phúc mãi mà cũng không ai phải chịu đau khổ mãi.

3.Nguyên lý cho và nhận:

Những thứ ta nhận được từ cuộc đời tương ứng với những thứ ta cho đi trong cuộc đời. Ta càng cho cuộc đời nhiều bao nhiêu, ta càng nhận được từ cuộc đời nhiều bấy nhiêu.
Mô hình dùng pin năng lượng mặt trời để bơm nước nơi không có điện

4.Luật trả giá và đền đáp:

Dần dà trong cuộc đời, mỗi người sẽ phải trả giá một cách đầy đủ cho từng lỗi lầm và từng hành động sai trái của mình, và sẽ được đền đáp một cách xứng đáng cho mọi cố gắng và mọi việc làm tốt đẹp của mình.

5.Luật thử thách:

Những khó khăn, nghịch cảnh, những thất bại, đau buồn là những thử thách giúp những kẻ biết vượt qua trở nên mạnh hơn.

6.Luật bù trừ:

Ở trên đời này, hễ được cái này thì sẽ mất một cái khác, và hễ mất một cái này sẽ được một cái khác. Mỗi cái lợi luôn đi kèm với một cái hại tương ứng và ngược lại mỗi cái hại luôn luôn đi kèm với một cái lợi tương ứng. Đó là luật bù trừ hay là luật đánh đổi.

7.Luật cộng sinh:

Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người hay một tổ chức) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai đều sinh lợi (cộng sinh) cho nhau. Nếu một mối quan hệ chỉ có lợi cho một bên còn bên kia chỉ có hại thì mối quan hệ đó sẽ không tồn tại được lâu dài. Đó là luật cộng sinh.

8.Luật hấp dẫn:

Người xưa diễn giải luật này là đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, hay "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã". Những tính cách giống nhau sẽ thu hút và tìm đến với nhau. Một khía cạnh quan trọng khác của luật hấp dẫn là khi một ý nghĩ được nung nấu, nó sẽ có khả năng hấp dẫn các phương cách để biến ý nghĩ đó thành hiện thực.

9.Luật vạn vật đồng nhất:

Luật vạn vật đồng nhất phát biểu như sau: Những quy luật nào đúng với trời đất, với vạn vật thì những quy luật đó cũng đúng với con người, với cuôc đời hay các mối quan hệ của con người.

10.Luật cường độ giảm dần theo thời gian:

Luật cường độ giảm dần theo thời gian phát biểu như sau: Một hạnh phúc cho dù lớn đến đâu thì ngày hôm sau cũng bớt cảm thấy hạnh phúc đi rồi. Một đau khổ cho dù lớn đến mức nào thì ngày hôm sau đau khổ đó cũng được cảm thấy dịu bớt đi.

11.Luật tự kỷ ám thị:

Nếu một ý nghĩ được lặp đi lặp lại nhiều lần trong một khoảng thời gian dài thì cho đến một lúc nào đó ta sẽ tin ý nghĩ đó là thật. Đây là công cụ mạnh của quảng cáo và ta cũng có thể tận dụng quy luật này để có được những suy nghĩ tích cực và để rèn cho mình những đức tính mà mình chưa có.
Các béc tưới đang thuận hành cho cây trồng

12.Luật về sức mạnh của thói quen:

Những suy nghĩ hay hành vi được lặp đi lặp lại lâu ngày sẽ trở thành thói quen và thói quen sẽ trở thành một phần trong tính cách. Đây là công cụ mạnh để rèn luyện những tính cách mình muốn có.

13.Luật thích nghi:

Con người là động vật lạ lùng. Sướng bao nhiêu đối với nó là chưa đủ, nhưng khổ bao nhiêu nó cũng chịu được. Con người được ban cho khả năng thích nghi với nhiều điều kiện hoàn cảnh. Và để tồn tại và phát triển, con người (hay bất cứ vật nào) cần phải biết thích nghi với điều kiện hoàn cảnh và môi trường xung quanh.

14.Luật về sự tương tác

Khi vật A tác động vào vật B một lực thì vật A sẽ nhận được một lực tác động ngược lại đúng bằng lực mà vật A đã tác động vào vật B. Trong quan hệ giữa con người với con người, khi ta làm cho ai đau đớn, ta sẽ nhận được sự đau đớn đúng bằng vậy. Và ngươc lại, khi ta làm cho ai hạnh phúc, chính bản thân ta sẽ nhận được một hạnh phúc đúng bằng hạnh phúc ta đã ban ra.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét