MENU BAR

31/10/16

Nghệ thuật đàm phán của người Do Thái

Dũng cảm đối mặt với sợ hãi, thất bại, xác định rõ mục tiêu, coi trọng lời hứa tuyệt đối là những bí quyết đàm phán thành công của người Do Thái - dân tộc thông minh và giàu có nhất thế giới.

Nghệ thuật đàm phán của người Do Thái


1. Xác định rõ mục tiêu.

Dù là đối nhân xử thế hay tham gia đàm phán trong thương mại, yếu tố cơ bản nhất phải là định ra được mục tiêu của mình và vạch sẵn kế hoạch thực hiện mục tiêu đó như thế nào?

Loài người là động vật có tình cảm, rất dễ vui hờn, giận dữ chỉ vì một số việc vụn vặt, những tâm trạng này thường chi phối thái độ của một người tham gia đàm phán. Vì thế, điều quan trọng nhất để giành thắng lợi trong đàm phán là không bao giờ quên mục tiêu của mình, khống chế tâm lý và tâm trạng rối ren của mình, từ đó duy trì thái độ kiên định trước sau như một.

Chỉ có hiểu rõ mục tiêu của mình trước mới có thể bước vào đàm phán phức tạp. Hãy ghi nhớ, điều quan trọng nhất là trước tiên phải hiểu rõ mục tiêu mình thực sự theo đuổi và phải khắc sâu vào trong lòng, để rồi hướng vào đó cân nhắc xem áp dụng phương pháp nào là thích hợp nhất.

2. Khắc phục nỗi sợ hãi.

Con người luôn nhát gan hơn họ tưởng, tìm được người không sợ thất bại rất ít. Một khi đã sợ thất bại sẽ lưng chừng, do dự, viện đủ lý do như phải suy nghĩ thêm hoặc điều kiện chưa chín muồi để trì hoãn, cuối cùng bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt. 

Cánh cửa thành công không tự động đóng mở. Nếu chúng ta không chủ động đẩy hoặc kéo nó ra, nó sẽ đóng vĩnh viễn. Để mở cánh cửa thành công buộc phải đẩy hoặc kéo.

Nhiều người nhìn thấy cầu treo liền dừng lại, nhiều nhân viên tiếp thị trẻ tuổi thường không đủ dũng khí đi gõ cửa khách hàng. Nguyên nhân là họ đều không dám mạo hiểm, cảm thấy sợ thất bại. Nhưng bây giờ không làm thì bao giờ mới có kết quả chứ?

Bản thân hành động là việc tốt, hãy nhớ kỹ điều này. Nếu không hành động, mọi thứ chỉ ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Bắt đầu trên con ngựa chậm chạp còn hơn để sau này dùng con ngựa hoàn mỹ, vì nữ thần vận mệnh đã cưỡi xe tứ mã lao đi vùn vụt.

3. Đối mặt với thất bại.

Cuộc sống không thể luôn thuận buồm xuôi gió, nếu có gặp thất bại thì không có gì là lạ, mấu chốt là ở chỗ bạn không gượng dậy nổi hay biết nhân cơ hội để rút ra kinh nghiệm.

Đương nhiên mùi vị thất bại không dễ chịu chút nào, nhưng ngoài sự đau khổ, không được quên nhìn thẳng, nhìn thấu vào thất bại này, tìm ra quan hệ nhân quả sâu xa và ý nghĩa ẩn chứa trong đó. Những điều học từ thất bại là trí tuệ quý giá không thể so sánh được. Có thể nói, những người chỉ theo đuổi tìm kiếm hồi ức đẹp thì chưa hoàn toàn trưởng thành được, chỉ có những người điềm nhiên đối mặt với thất bại mới được coi là người trưởng thành thực sự. 

Những ngày lễ của phần lớn các dân tộc trên thế giới đều mang ý nghĩa chúc mừng. Còn ngày lễ của người Do Thái phần lớn để ghi lại những khổ nạn và thất bại mà họ đã gặp phải. Ví dụ, “Lễ vượt qua” để nhớ lại những khổ nạn đã gặp phải khi Moses dẫn dân chúng tháo chạy khỏi Ai Cập. Trong ngày lễ hàng năm, họ đều hồi tưởng về những thất bại của tổ tiên để nhắc nhở và khích lệ chính mình. 

4. Coi trọng lời hứa.

Do Thái giáo là tôn giáo khế ước. Kinh Thánh chủ yếu ghi lại khế ước giữa thượng đế và con dân. Nếu con người tuân thủ khế ước thì sẽ được thần linh chúc phúc; một khi đã hủy bỏ giao kèo thì lập tức sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc. 

Người Do Thái cho rằng việc đã ký kết giao kèo có quyền uy tuyệt đối, không thể phá hoại với bất cứ lý do gì, ai cũng phải tuân thủ quy ước.

Điều đáng chú ý là bất cứ quy ước nào cũng không hề phân lớn nhỏ về mức độ tuân thủ nghiêm ngặt. Nếu một người ngay cả với lời hứa bé cũng không giữ được thì với lời hứa lớn khác cũng không dám nghĩ tới. Người mà hễ gặp tình huống bất ngờ đó lập tức đi ngược lại quy ước là người không đáng tin cậy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét