MENU BAR

21/10/16

Những loại chữa bệnh nan y chỉ "thò tay là hái được"

Thiên nhiên luôn ban tặng nhiều món quà đẹp cho nhân loại. Rau cỏ mọc tự nhiên không phải là thứ "bỏ đi" nếu chúng ta tìm hiểu và biết được công dụng kỳ diệu của nó.

Nhiều loại rau mọc dại hoặc trồng đơn giản trong vườn rất bổ dưỡng, tươi ngon và tinh khiết tự nhiên.

Rau không chỉ chứa các thành phần tốt cho sức khỏe mà còn có thể là những vị thuốc có giá trị chữa bệnh cao, không ngại tác dụng phụ như thuốc hóa dược.

Đặc biệt vào mùa hè, người cao tuổi thường có thói quen tin dùng các loại rau có tính dược liệu cao để thay thế thuốc Tây vì họ cho rằng, thảo dược có thể chữa bệnh tốt hơn nếu chúng ta biết dùng đúng cách.

Sau đây là 10 loại rau cỏ phổ biến trong tự nhiên, xuất hiện rất nhiều trong vườn nhà ở hầu hết các vùng miền nước ta, có tác dụng trị bệnh an toàn, hiệu quả lâu dài.

1. Cây xoan hôi (hương xuân - Toona sinensis): Bổ thận, nuôi dưỡng tóc đen dài mượt, hỗ trợ mọc tóc


Lá cây xoan hôi còn có tên khác là Tông dù, Hương xuân.
Khi bị suy thận, mộng tinh, liệt dương, rụng tóc, ăn một ít lá thầu dầu có thể có tác dụng nhanh chóng.

Người xưa hay dùng lá thầu dầu để điều trị bất lực bổ thận tráng dương, hỗ trợ điều hòa khí huyết, giúp cho dạ dày khỏe mạnh, tiêu viêm, cầm máu và một số tác dụng giảm đau, giải nhiệt khác.

Lá thầu dầu có thể xào trứng ăn để tăng thêm hiệu quả.

2. Rau sam: Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Rau sam có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
Rau sam được xem là vị thuốc giải độc, ngăn ngừa chảy máu, giúp cầm máu nhanh, có thể làm giảm lượng đường trong máu, duy trì lượng đường trong máu liên tục.

Rau sam có vai trò rất lớn trong việc giải nhiệt, làm mát cơ thể, đường ruột, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Rau sam tốt nhất nên luộc, nấu canh hoặc làm salat, xào lên để ăn.

3. Rau cải bẹ: Hạ huyết áp, cầm máu
Rau cải bẹ (cải dưa) giúp giảm huyết áp, cầm máu nhanh.
Rau cải bẹ được dùng vô cùng phổ biến bằng cách luộc hoặc muối dưa chua ăn hàng ngày, món này có thể giúp giảm huyết áp và cầm máu tốt.

Cách chế biến cũng rất đơn giản, có thể luộc, hấp, nấu canh, ăn lẩu, bọc thịt hoặc các cách chế biến khác.

Lưu ý không nên ăn sống và không ăn quá nhiều món rau này cùng lúc sẽ không tốt cho sức khỏe.

4. Rau dền: Chống thiếu máu
Rau dền.
Thiếu máu là chứng bệnh khá phổ biến ở người già, trẻ em, người sau khi phẫu thuật hoặc mất máu, phụ nữ sau mỗi kỳ kinh nguyệt.

Ăn nhiều rau dền có thể hỗ trợ bổ sung máu, bổ sung sắt và canxi tổng hợp, có lợi trong việc tái tạo máu.

Món rau dền cũng có nhiều cách chế biến đa dạng như luộc, hấp, nấu canh, làm nhân cho các món chiên rán, xào, nấu cháo cho trẻ.

5. Rau khoai lang: Giúp khí huyết, lá lách và dạ dày khỏe mạnh, thanh nhiệt, giải độc, bổ thận dưỡng phổi.
Rau lang luộc.
Lá khoai lang rất giàu dinh dưỡng, ăn ngọt, mát, nhuận tràng. Có thể chế biến nhiều cách như luộc, nấu canh, xào. Ngọn rau lang cũng là món ăn vừa ngon vừa có tác dụng tốt đối với sức khỏe.

6. Cây ngải cứu: Làm ấm áp huyết quản, ngăn ngừa chảy máu, cầm máu, giảm đau, giải lạnh
Cây ngải cứu.
Ngải cứu điều trị triệu chứng đau bụng, thể trạng lạnh khó mang thai, kinh nguyệt khoogn đều, nôn ra máu, chảy máu cam, chảy máu nhiều trong kỳ kinh nguyệt; điều trị ngứa da bên ngoài, da bong tróc.

7. Bạc hà: Tán gió hạ sốt
Bạc hà.
Bạc hà chứa thường được sử dụng trong việc phòng ngừa và điều trị cảm lạnh, đau họng và một số bệnh lý khác.
Cho rau bạc hà ăn cùng cháo hoặc ăn với đậu phụ tươi.

8. Rau tía tô: Giảm lạnh, lưu thông khí và điều hòa dạ dày
Tía tô.
Những người bị bệnh cảm lạnh hoặc cần phải lưu thông khí huyết hay dạ dày bất ổn, nên ăn một lượng lá tía tô hợp lý để hỗ trợ điều trị bệnh.

Tía tô có thể ăn sống, nấu cùng các món ăn khác hoặc nấu nước uống như uống trà.

9. Bồ công anh: Giảm sưng giải nhiệt, bổ gan tốt cho mật
Cây bồ công anh.
Bồ công anh có tác dụng giải độc, tiêu sưng, lợi tiểu và kháng khuẩn, có thể kích thích chức năng miễn dịch của cơ thể, có vai trò lớn đối với hoạt động của chức năng gan và túi mật.

10. Cây mã đề: Điều trị bệnh bí tiểu, đái dắt, viêm niệu đạo, âm đạo ẩm ướt, say nắng cảm nắng, đau mắt đỏ, ho có đờm, phù nề, sưng phồng.
Cây mã đề.
Có thể chế biến bằng cách đun nước uống, phơi khô nấu nước thay nước chè, làm nhân bánh...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét